Kim cương luôn được biết đến là biểu tượng của sự hoàn hảo, bền vững và vĩnh cửu. Nó cũng được biết đến là vật liệu tự nhiên cứng nhất trên Trái đất, nhưng bạn có biết, nếu chẳng may làm rơi một viên kim cương xuống nên bề tông ở độ cao 1.5m có thể làm vỡ viên kim cương đó.
Ngọc cẩm thạch có độ độ cứng 6,5 có thể bị xước khi để chung với các đồ đạc khác trong ngăn kéo, lại chẳng hề hấn gì khi trải qua cú rơi làm vỡ viên kim cương bên trên.
Độ bền chính là yếu tố lý giải tại sao một viên đá có khả năng chống chọi với những tác nhân bên ngoài tốt hơn là một viên đá khác.
Trong Ngọc học, Độ bền bao gồm 3 yếu tố : Độ cứng (Hardness), Độ dẻo dai (Toughness) và Độ ổn định (Stability)
Rất nhiều người thường lầm tưởng rằng độ cứng chính là độ bền, hay độ bền với đồ dẻo dai là một. Hãy cũng mình tìm hiểu kĩ hơn nhé.
1. Độ cứng (Hardness)
Độ cứng là khả năng chống lại tác động làm xước, và làm mài mòn của viên đá. Kim cương có thể làm xước bất kì một vật liệu tự nhiên khác trên Trái đất, nên ta biết Kim cương là loại đá quý cứng nhất.
Năm 1822, một chuyên gia khoáng vật học người Đức tên là Friedrich Mohs đã phát triển một hệ thống đánh giá mối tương quan độ cứng giữa các khoáng vật . Bởi vì Kim cương có thể làm xước tất cả các khoáng vật khác nên ông đã cho nó một điểm số tuyệt đối 10. Sau đó ông kiểm tra các khoáng vật khác với cách tương tự để cho ra bảng độ cứng tương đối Mohs mà chúng ta sự dụng ngày nay.
Topaz có độ cứng 8, nên nó có thể làm xước bất kì loại đá quý nào có độ cứng tương đương và nhỏ hơn nó, ví dụ như thạch anh. Một khoáng vật có độ cứng tương đương hoặc cao hơn sẽ làm xước topaz.
Thang độ cứng tương đối Mohs có thể khiến bạn khá lúng túng. Bạn có thể nghĩ rằng Kim cương chỉ cứng hơn corundum một chút xíu. Thực tế, thông số đo độ cứng tuyệt đối cho thấy rằng, kim cương cứng hơn Corundum 140 lần, và cứng hơn Talc gần 124000 lần. Tuy nhiên phương pháp đo độ cứng tuyệt đối hiếm khi được sử dụng trong các phòng lap kiểm định đá quý, và không bao giờ nên sử dụng với các loại đá quý trong suốt hay các viên đá đã được chế tác, vì nó sẽ phá hủy mẫu vật.
Rất nhiều vật dụng hàng ngày có độ cứng Mohs khoảng 7, vậy nên với những loại đá có độ cứng tương đối thấp hơn Topaz có thể bị xước khi sử dụng, kể cả khi người đeo rất cẩn thận đi chăng nữa. Thậm chí những loại vài sần sùi như len có thể làm xước, bong đi các lớp xà cừ trên ngọc trai.
2. ĐỘ DẺO DAI (Toughness)
Độ dẻo dai là khả năng chống lại các tác động làm nứt, mẻ, vỡ. Có độ cứng cao không đồng nghĩa với việc có độ deo dai tốt. Topaz là một viên đá có độ cứng cao (8) có thể bị vỡ khá dễ dàng nếu như tác động vào đúng chỗ. Ngọc cẩm thạch mặc dù có độ cứng chỉ 6.5 – 7 trong thang độ cứng Mohs có độ dẻo dai nhiều hơn so với Topaz
Trong thực tế có nhiều ví dụ về độ cứng và độ deo dai. Một đôi giày da có thể dễ dàng bị xước, sờn chỉ bởi móng tay, nhưng nó rất dẻo dai vì vậy mà có thể sử dụng trong thời gian dài. Một chiếc đĩa sứ cứng hơn nhiều so với chiếc giày da, nhưng lại dễ dàng vỡ vụn nếu như tác động vật lý mạnh.
- Exceptional: Jadeite, nephrite
- Excellent: Alexandrite, cat’s-eye chrysoberyl, ruby, sapphire
- Good: Agate, almandine, amethyst, aquamarine, bloodstone, carnelian, chalcedony, chrysoberyl, citrine, coral, emerald, onyx, pearl, peridot, pyrope, rhodolite, rose quartz, smoky quartz, spessartine, spinel, tiger’s-eye quartz, tsavorite, turquoise, zircon
- Fair: Almandine, coral, emerald, hematite, lapis lazuli, opal, pearl, peridot, pyrope, rhodolite, shell, spessartine, tanzanite, tortoiseshell, tourmaline, tsavorite, turquoise, zircon
- Poor: Amber, emerald, malachite, moonstone, opal, pearl, tanzanite, topaz, turquoise, zircon
Một loại đá có thể xuất hiện ở một vài mức độ của độ dẻo dai. Ví dụ như Emerald xuất hiện từ tốt – kém. Các yếu tố như bao thể, vết rạn hay là về cấu trúc có thể làm giảm đi độ deo dai của mỗi viên đá
3.ĐỘ ỔN ĐỊNH (Stability)
Yếu tố thứ 3 của Độ bền là độ ổn định, nó dùng để đo độ nhạy cảm của viên đá khi tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ và hóa chất.
Độ ổn định quyết định chắc chăm sóc và làm sạch, thiếu đi thông số này có thể làm mất đi giá trị và vẻ đẹp vốn có của viên dá
Kim cương rất ổn định, phần lớn đá quý màu cũng thế, nhưng một số loại đá đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ cũng như hóa chất. Nhiều loại đá quý sau được xử lý để cải thiện màu sắc và độ trong suốt cũng làm phát sinh thêm một số vấn đề về độ ổn định.
Ánh sáng
Ánh sáng mặt trời thực chất là một dạng bức xạ nhẹ, nhưng chúng ta không để ý đến nó cho đến phơi nắng quá lâu và bị cháy nắng. Phần lớn đá quý màu miễn nhiễm với ánh sáng kể cả tự nhiên hay nhân tạo, nhưng một số loại đá sẽ bị nhạt rõ rệt nếu tiếp xúc trong một thời gian dài.
Kunzite và Amethyst là 2 loại đá có thể bị nhạt màu. Topaz nâu cũng có thể nhạt màu theo thời gian thành màu hồng nhạt (pink conch-shell cameo).
Một số loại đá nhuộm màu như Lapis lazuli, ngọc cẩm thạch hay ngọc trai nhuộm cũng sẽ bị phai màu.
Với những loại đá có khả năng nhạt màu bởi ánh sáng, tốt nhất không nên để chúng ở nơi nào quá nhiều ánh sáng mặt trời cũng như là đèn halogen.
Nhiệt độ
Đương nhiên là chúng ta chẳng khi nào bỏ quên một món đồ trang sức vào nồi gà hầm cả, nhiệt đến từ những nguồn như làm các thao tác kim hoàn, hay để ngay cạnh lò sưởi mùa đông.
Một số loại đá đổi màu khi tiếp xúc với nhiệt độ cao như: aquamarine, topaz, jadeite, lapis, amehthyst, tourmaline, turquoise và zircon
Những loại đá được xử lý lấp đầy có thể bị phá hủy hoặc thậm chí làm vỡ nếu mà lượng nhiệt quá lớn so với sức chịu đựng của viên đá. Lửa kim hoàn có thể phá hủy những viên đá xử lý như ruby xử lý thủy tinh chì hay Emeral xử lý lấp đầy vết nứt. Dầu hoặc là sáp lấp đầy trong Emerald xử lý có thể bị tác động và rỉ ra ngoài. Xử lý dầu, nhuộm và xử lý bề mặt là những phương pháp xử lý không bền vững.
Nhiệt độ cao dễ dàng lấy đi độ ẩm tự nhiên thứ mà nhiều loại đá quý cần để giữ vẻ đẹp của chúng. Ví dụ như ngọc trai khi mà quá khô có thể bị rạn nứt và mất màu. Và Opal thì sẽ chuyển thành màu trắng và nâu, xuất hiện các hệ thống rạn do mất ẩm gọi là Crazing và có thể mất đi hiệu ứng chuyển màu nếu mà nó bị làm nóng trong qua trình sửa chữa. Cất giữ trong môi trường thiếu ẩm như trong két sắt có thể làm hại cho những trang sức Opal và Ngọc trai. Hãy nhớ Ngọc trai và Opal cần độ ẩm trong không khí để duy trì vẻ đẹp vốn có của chúng.
Shock nhiệt là khi nhiệt độ thay đổi nhanh chóng có thể ảnh hưởng tới Tazanite, Peridot, Opal và một số loại đá màu khác. Thường xảy ra khi sửa chữa
Các loại đá quý hữu cơ như Ngọc trai, hổ phách, ngà voi dễ dàng bị phá hủy dưới tác động của nhiệt. Chúng bị mất màu và rạn nứt nếu ở nhiệt độ thấp.
Một số loại đa quý vô cơ cần lưu ý: Opal, Lapis, Turquoise.
Hóa chất
Lotion, nước hoa, mỹ phẩm xịt tóc và các sản phẩm làm sạch đặc biệt là ammonia có thể dễ dàng làm hư hại các loại đá quý hữu cơ. Bất kì acid nào, kể cả dung môi sẽ phá hủy các đá quý hữu cơ.
Đá quý vô cơ thì bền vững hơn với hóa chất, tuy nhiên khi tiếp xúc với chất làm sạch và hóa chất mạnh nên thao trang sức ra. Clo có thể làm ố màu hợp kim vàng, acid có thể làm mờ đi các viên đá. Đặc biệt với những viên đá đã được xử lý